Ngày đăng :
04/05/2012 - 2:57 PM
Giá vàng giảm hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Năm do giá dầu mỏ sụt mạnh cùng với thị trường chứng khoán đi xuống sau dữ liệu xấu về lĩnh vực dịch vụ ở Mỹ.
Vàng giờ đây là tài sản rủi ro nên chịu tác động sụt giảm bởi các thông tin kinh tế xấu. Mỹ hôm qua công bố chỉ số ISM của lĩnh vực dịch vụ tháng 3 giảm còn 53,5, từ mức 56 của tháng 3.
Giới phân tích cho rằng, dù chỉ số ISM thấp nhưng cũng không đủ để thay đổi quan điểm của nhiều người rằng Fed sẽ không tung ra chương trình nới lỏng định lượng (QE) mới bởi những dữ liệu kinh tế tích cực khác.
Nhiều nhà đầu tư đã rút tiền khỏi các quỹ hoặc giảm đặt cược vào xu hướng giá lên của vàng khi khả năng có thêm gói QE ngày càng mong manh. Kể từ khi chủ tịch Fed không đề cập tới chương trình kích thích kinh tế mới trong phiên điều trần trước quốc hội ngày 29/2 tới nay, giá vàng iảm 150 USD mỗi ounce.
Chốt phiên 3/5, giá vàng giao ngay giảm 1,1% xuống 1.635,8 USD/ounce – giảm nhiều nhất kể từ ngày 4/4. Giá vàng giao tháng 6 giảm 19,2 USD xuống 1.634,8 USD/ounce.
Giới phân tích cho biết, thị trường đang chờ đợi báo cáo việc làm tháng 4 được công bố trong ngày thứ Sáu. Nếu tình hình lạc quan, giá vàng có thể đi lên, nhưng ngược lại, theo Carlos Perez-Santalla – một thương nhân kinh doanh kim loại quý tại PVM Futures – giá sẽ đối diện mức 1.600 USD/ounce.
Ngọc Toàn
Theo TTVN/Reuters
|
Ngày đăng :
03/05/2012 - 2:15 PM
Giá còn chịu áp lực bởi báo cáo việc làm thất vọng phát đi từ Mỹ và châu Âu nhấn chìm triển vọng nhu cầu, trong khi mối lo về Iran giảm sút.
Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) hôm qua công bố, dự trữ dầu thô đã tăng 2,84 triệu thùng trong tuần trước lên 375,86 triệu thùng – cao nhất kể từ năm 1990. Kể từ cuối tháng 3 tới nay, dự trữ dầu của Mỹ đã có 6 tuần tăng liên tiếp, tổng cộng 29 triệu thùng – chuỗi tăng lâu nhất kể từ tháng 2/2009.
Cùng ngày, ADP công bố báo cáo việc làm cho thấy lĩnh vực tư nhân Mỹ chỉ thuê thêm 119.000 nhân công trong tháng 4 – ít hơn so với con số 177.000 kỳ vọng. Các đơn đặt hàng mới của Mỹ trong tháng trước cũng sụt giảm mạnh nhất trong 3 năm, làm tăng mối lo về đà hồi phục của nền kinh tế. Tại châu Âu, lĩnh vực sản xuất cũng sụt giảm còn tỷ lệ thất nghiệp lên tới 10,9%.
Ngoài ra, thị trường còn chịu áp lực giảm bởi mối lo về Iran lắng dịu sau khi Tehran đồng ý trở lại bàn đàm phán với 6 nước mạnh nhất thế giới về việc ngừng chương trình hạt nhân.
Đóng cửa phiên 2/5, giá dầu WTI giao tháng 6 tại Nymex còn 105,22 USD/thùng, thấp hơn 0,94 USD so với phiên liền trước. Giá dầu Brent cùng kỳ hạn trên sàn ICE giảm 1,46 USD xuống 118,2 USD/thùng.
Kể từ mức đỉnh 110,55 USD/thùng của năm, thiết lập hôm 1/3, do căng thẳng giữa Iran và phương Tây, giá dầu đến nay đã giảm 4,8%. Giới phân tích cho rằng, giá dầu nên ở dưới 100 USD/thùng và điều này có thể đạt được nếu các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran thành công.
Khối lượng giao dịch phiên hôm qua chỉ đạt 539.462 hợp đồng trên sàn Nymex, thấp hơn 8,5% so với bình quân 3 tháng. Hợp đồng mở tuy nhiên lên đến 1,6 triệu hợp đồng - cao nhất kể từ ngày 16/5/2011.
Phương Thảo
Theo TTVN/Reuters
|
Ngày đăng :
02/05/2012 - 9:33 AM
Giá xăng giảm 6,1% trong tháng 4, dầu Brent trải qua tháng giảm lần đầu tiên kể từ tháng 12/2011. Giá đường để mất 11% trong tháng, cà phê arabica giảm 1,6% trong khi bông giảm tới 14%.
Giá hàng hóa trên thị trường thế giới biến động trái chiều trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4. Đậu tương, ngô, lúa mì và cà phê cùng nhau tăng giá nhờ thông tin nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu mạnh.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố báo cáo cho thấy Trung Quốc đã mua 220.000 tấn đậu tương từ Mỹ trong năm tài chính mới, trong đó riêng một ngày trong tuần trước, lượng hàng trao đổi đạt mức cao nhất trong 21 năm, giúp cho giá đậu tương lên trên 15 USD/bushel lần đầu tiên kể từ 2008. Trong tháng 4, giá đậu tương tăng 7% - tháng tăng thứ 5 liên tiếp.
Ngô cũng được lợi từ báo cáo của USDA cho thấy lượng ngô xuất khẩu của Mỹ trong 1 ngày của tuần trước đạt mức cao nhất 18 năm nhờ nhu cầu thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc. Giá cà phê trong khi đó tăng khi giới đầu cơ lại bắt đầu kỳ vọng về khả năng xảy ra sương giá trong tháng 5 ở Braxin – nước sản xuất và xuất khẩu cà phê số 1 thế giới.
Giá nước cam và ca cao dẫn đầu trong số các mặt hàng mất giá, bên cạnh đồng, vàng, dầu...Thị trường thiếu hỗ trợ cơ bản trong khi chịu tác động từ nỗi nợ công châu Âu ngày càng trầm trọng sau khi có tin Tây Ban Nha đã chính thức bước vào suy thoái lần 2 chỉ trong vòng 3 năm trở lại đây.
Ca cao trải qua phiên giảm sâu nhất trong vòng 6 tuần khi để mất gần 4% bởi tin thời tiết thuận lợi sẽ giúp sản lượng của Bờ Biển Ngà đạt kỷ lục, trong khi khủng hoảng châu Âu sẽ nhấn chìm nhu cầu. Giá nước cam hạ 4,2%.
Kết thúc tháng 4, giá hàng hóa, đo bằng chỉ số Thomson Reuters-Jefferies CRB theo dõi 19 hàng hóa nguyên liệu thô, giảm 1% - tháng giảm thứ 2 liên tiếp – sau khi để mất 4% ở tháng 3.
Các mặt hàng giảm mạnh nhất tháng qua là năng lượng, kim loại và thêm một số nông sản. Giá xăng giảm 6,1% trong tháng 4 nhưng tăng 19% trong 4 tháng đầu năm. Giá dầu WTI tăng 1,8% nhưng dầu Brent lại có tháng giảm lần đầu tiên kể từ tháng 12 năm ngoái. Giá đường để mất 11% trong tháng – nhiều nhất kể từ tháng 9/2011. Giá cà phê arabica giảm 1,6% trong khi bông giảm tới 14%. Giá vàng hạ 0,1% trong tháng 4 còn bạc giảm 4,5%.
Khí thiên nhiên là mặt hàng tăng giá ấn tượng nhất tháng 4, với mức tăng 7,5% - tháng tăng mạnh nhất trong 1 năm và rời xa mức thấp 10 năm thiết lập hồi đầu tháng.
Nguyễn Hằng
TTVN
|
Ngày đăng :
26/04/2012 - 1:37 PM
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, đây việc làm thiếu công bằng, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành thép.
Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) dự kiến sẽ trình Chính phủ áp dụng cơ chế giá điện riêng, theo hướng tăng lên cho ngành thép, trong trường hợp cần phải điều tiết giá mặt hàng này.
Tuy nhiên, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, đây việc làm thiếu công bằng, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành thép.
Theo kết quả của Kiểm toán Nhà nước công bố cuối năm 2011, trong năm 2010, chỉ tính riêng sản lượng điện tiêu thụ của hai ngành sản xuất thép và xi măng lên tới gần 9,5 tỷ kWh, chiếm 11,06% tổng số lượng điện thương phẩm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Giá bán bình quân cho các hộ sản xuất sắt, thép và xi măng năm 2010 chỉ là 914 đồng/kWh, thấp hơn giá thành điện bình quân là 1.183 đồng/kWh.
Nếu tính chênh lệch giữa giá bán bình quân cho các hộ sản xuất thép và xi măng so với giá thành sản xuất điện thì ngành điện đã phải bù lỗ tới 2.547 tỷ đồng. Cuối năm 2011, EVN đã được phép điều chỉnh giá bán điện bình quân thêm 5%, lên mức 1.304 đồng/kWh, trong đó giá bán cho sản xuất đã chiếm đến 95% của giá bán điện trung bình. Còn giá bán điện sinh hoạt khoảng 1.400 đồng/KWh. Như vậy, giá điện sinh hoạt vẫn cao hơn giá điện sản xuất.
Lý giải điều này, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Đặng Huy Cường cho biết, giá điện sinh hoạt cao hơn giá điện sản xuất vì chúng ta không khuyến khích người dân sử dụng quá nhiều điện. Như vậy có nghĩa điện sinh hoạt đang phải bù lỗ cho điện sản xuất.
Theo ông Cường, trong thời gian tới, nếu cần thiết Cục Điều tiết điện lực sẽ trình Chính phủ cơ chế giá điện riêng theo hướng tăng lên cho các doanh nghiệp sắt thép, xi măng. Tuy nhiên, đây là những ngành quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế đất nước nên phải có sự xem xét nhất định để không ảnh hưởng tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng và ngân sách nhà nước.
Không đồng tình với quan điểm trên, Phó chủ tịch VSA Nguyễn Tiến Nghi cho rằng, nói như vậy là không khách quan và thiếu công bằng cho ngành thép. VSA vẫn ủng hộ việc đưa giá điện vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, nếu áp dụng cơ chế giá điện riêng cho ngành thép theo hướng tăng lên thì cũng phải áp dụng cho tất cả các ngành khác. Thép là ngành kinh tế quan trọng, có ảnh hưởng không nhỏ đến lĩnh vực xây dựng, đầu tư, bất động sản. Do đó, nếu tăng giá riêng cho thép trong bối cảnh hiện nay thì thị trường khó mà chấp nhận được.
Theo báo cáo VSA gửi đến Thủ tướng Chính phủ, giá điện trong cơ cấu giá thành sản phẩm thép chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể, giá điện trong cấu thành giá sản phẩm thép cán xây dựng chỉ chiếm 0,7-0,8%; ống thép hàn là 0,62 - 0,89%; thép mạ kim loại và sơn phủ màu là 0,65 - 0,95%; thép cán nguội là 0,91-1,3%. Trong ngành thép, sản xuất phôi thép tiêu hao năng lượng lớn nhất, khoảng 5 - 6% (450 - 600 kWh/tấn, tùy vào loại công nghệ), còn các sản phẩm khác tiêu hao chỉ từ 100 - 200 kWh/tấn.
Về ý kiến cho rằng việc giá điện rẻ của Việt Nam đã hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sắt thép, ông Nghi khẳng định, các nhà đầu tư nước ngoài tính đến lâu dài chứ không phải “ăn xổi”. Đến năm 2020, Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp và nhu cầu sử dụng thép đến lúc đó chắc chắn sẽ nhiều hơn, theo tính toán, tối thiểu là 300 kg/người (hiện nay mới có 120-130 kg/người). Trong khi, từ nay đến lúc đó, giá điện cũng sẽ tăng chứ không thể giữ mãi như hiện nay được.
Trong thời gian qua, mới chỉ có duy nhất một dự án thép đầu tư nước ngoài dùng đến điện của EVN là Posco Việt Nam (sản xuất thép cán nguội) ở Bà Rịa - Vũng Tàu, công suất 1,2 triệu tấn/năm. Còn lại các dự án khác chưa hề dùng đến điện như dự án thép Formosa (Đài Loan) ở Vũng áng (Hà Tĩnh) hiện đang trong quá trình san lấp mặt bằng; dự án nhà máy thép Guang Lian (Trung Quốc) ở Dung Quất (Quảng Ngãi) tính đến thời điểm này đã thay đến 4 chủ đầu tư mà vẫn chưa khởi động được; dự án thép không gỉ của Đài Loan cũng đã phải thu hồi giấy phép bởi không thực hiện được; dự án thép của Tata (Ấn Độ) liên doanh với Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) cũng vẫn chưa nhận được giấy phép đầu tư; dự án thép Lion Group (Malaysia) liên doanh với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã bị rút giấy phép.
Như vậy, theo VSA, không thể nói nhà đầu tư nước ngoài tranh thủ chính sách giá điện rẻ của Việt Nam. Thế nên, điện của EVN chủ yếu vẫn là doanh nghiệp trong nước sử dụng.
Đối với việc hạn chế xuất khẩu thép, ông Nghi nhấn mạnh, nếu cấm không cho xuất khẩu thép nữa thì thực sự đã đẩy ngành thép vào tình thế khó khăn. Mặc dù, trong năm 2011, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 2 triệu tấn thép các loại, đạt giá trị kim ngạch 1,8 tỷ USD, nhưng nếu so sánh với một số ngành xuất khẩu khác thì “chưa thấm vào đâu”. Do đó, để tránh tổn hao điện năng mà cấm xuất khẩu thép là không khả thi.
Chính vì vậy, theo VSA, trong thời gian tới, có áp dụng cơ chế giá điện riêng cho ngành thép hay không cần phải tính tới lợi ích chung của doanh nghiệp và cộng đồng, chứ không chỉ của riêng ngành thép hay của ngành điện.
Theo Huyền Vy
Vneconomy
|
Ngày đăng :
25/04/2012 - 10:32 AM
Tổng cục Thống kê đồng thời điều chỉnh giảm con số ước tính xuất khẩu cà phê tháng 3 từ 200.000 tấn đưa ra cách đây 1 tháng, xuống còn 187.000 tấn.
Hãng tin Dow Jones dẫn nguồn từ báo cáo của Tổng cục Thống kê nước ta cho thấy, xuất khẩu cà phê tháng 4 đã giảm tới 19,8% về lượng và 25,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, khi chỉ có 150.000 tấn hay 2,5 triệu bao loại 60kg được xuống tàu và thu về 320 triệu USD.
Tổng cục Thống kê đồng thời điều chỉnh giảm con số ước tính xuất khẩu cà phê tháng 3 từ 200.000 tấn đưa ra cách đây 1 tháng, xuống còn 187.000 tấn.
Từ đầu niên vụ (tháng 10/2011) tới hết tháng 4, xuất khẩu cà phê cả nước ước đạt 910.000 tấn tức 15,17 triệu bao, tăng 5% so với cùng kỳ vụ trước. Kim ngạch xuất khẩu trong khi đó đạt 1,93 tỷ USD, tăng 9,8%.
Phương Thảo
Theo TTVN/Dow Jones
|