FINVN: Cập nhật tín hiệu giao dịch chủ chốt trên 2 sàn

Ngày đăng : 03/05/2012 - 6:54 AM

 

Hệ thống FINVN Pro Scanning 2.0 của FINVN liên tục cập nhật tín hiệu giao dịch chủ chốt trên 2 sàn, gửi tới Quý Nhà đầu tư để có các cân nhắc đầu tư hợp lý.

 

9/5/2012

 

Điểm nổi bật ngày 9/5 là tiếp diễn của ngày 8/5 đối với nhóm Cổ phiếu tăng mạnh giai đoạn vừa qua, có chỉ số UFO rất cao có mức độ điều chỉnh giảm khá mạnh. TTCK Việt Nam ngày 9/5 kết thúc trong trạng thái giao dịch nhìn chung cân bằng, không xuất hiện quá nhiều các yếu tố đột biến.

 

 

8/5/2012 

11.30 am

 

Ngày 8/5, VNIndex và HNXIndex chinh phục các Target (TP3) theo FINVN Strategy của FINVN công bố tháng 3 và 4. Thị trường tiếp tục tăng mạnh mẽ với sự phân hoá theo ngành. Nhiều cổ phiếu có chỉ số UFO khá cao giai đoạn vừa qua có tín hiệu bán, một số CP bán mạnh. Dòng tiền chuyển dịch tập trung ở các cổ phiếu lớn và một số ngành tiềm năng.

 

 

7/5/2012

9.30 am

 

Tín hiệu xác nhận Upt-trend xuất hiện ở nhiều cổ phiếu trên 2 sàn, HNXIndex đang có ưu thế tăng mạnh (Score 10) trong khi VNIndex (Score 8).

 

Ngày 4/5/2012

 

10.30 am

 

Tiếp nối xu thế lên điểm của HNXIndex chiều ngày 3/5, hôm nay VNIndex có tín hiệu Buy T+2, Khá nhiều cổ phiếu xuất hiện tín hiệu Buy T+2

FINVN xin chúc mừng nhiều nhà đầu tư vẫn giữ được những cổ phiếu tốt thời gian qua và giải ngân một phần cổ phiếu tốt trong thời điểm báo Siganl mua sớm (Buy T+2)

 

 

 

Ngày 3/5/2012

 

02.15 pm


Với quá trình tăng ấn tượng của HNXINdex, đóng cửa HNXIndex đã trở lại vị thế "vàng/xu thế tiếp tục tăng"

 

11.00 am

 

VNIndex có tín hiệu Sell T+2, HNXIndex chuyển màu từ "vàng" sang "tím/trạng thái giảm khá mạnh"

 

9.20 am 

 

Tín hiệu Sell T+4 xuất hiện ở nhiều cổ phiếu lớn và cổ phiếu tăng nóng giai đoạn vừa qua. Tín hiệu Sell T+2 diễn ra trên diện rộng toàn thị trường.

 

Để xem cụ thể tín hiệu mua bán theo từng cổ phiếu, các Nhà đầu tư truy cập và xem ch tiết tại

http://finvn.com/DuLieuBLOOMBERGVNProScanning.aspx

 

 

 

 

 
 
Theo Hồng Trang
FINVN

 

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Chứng khoán sáng 2/5: Blue-chip bị đè mạnh

Ngày đăng : 02/05/2012 - 2:14 PM

 

Sự hưng phấn vẫn chưa trở lại trong phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ. Sức mua giá cao đã yếu hơn hẳn so với phiên cuối cùng của tháng 4.

Kết thúc phiên sáng nay, VN-Index chỉ tăng 0,24% và HNX-Index dậm chân tại chỗ. Tình trạng giao dịch nhàm chán lặp lại là bất ngờ vì không ít nhà đầu tư trông đợi vào một đợt bùng nổ sau kỳ nghỉ. Dư âm của kỳ nghỉ vẫn còn?

Độ rộng của hai sàn vẫn trong trạng thái tích cực. HSX có 84 mã trần và 72 mã tăng giá, trong khi HNX có tới 81 mã trần và 101 mã tăng. Tương quan giá này có thể xem là trái ngược với diễn biến của Index. Thậm chí, mức tăng nhẹ của VN-Index và đứng im của HNX-Index còn là nỗ lực trụ lại trước áp lực bán ra. So với đỉnh, VN-Index đã giảm gần 0,8% và HNX-Index giảm tới 0,9%.

Áp lực bán ra mạnh ở nhóm cổ phiếu lớn đã định hình xu hướng giảm gần như toàn bộ buổi sáng. Giao dịch yếu ở các mức giá cao vẫn là nguyên nhân chính, dù áp lực hạ giá chưa phải là mạnh. Ngược lại, số tăng giá mạnh, chủ yếu là kịch trần vẫn tập trung ở các mã nhỏ quen thuộc.

Tổng giá trị khớp lệnh trong sáng nay khá mạnh. HSX đạt 943,9 tỷ đồng, tăng hơn 8% so với sáng ngày 27/4 và HNX đạt 541,9 tỷ đồng, tăng trên 46%. Tiền vào tăng là tín hiệu tốt, nhưng hôm nay chủ yếu là do người bán bán ra. Hoạt động bán vẫn tập trung vào nhóm vốn hóa lớn khiến những cổ phiếu này chủ yếu bị chặn ở tham chiếu hoặc giao dịch lình xình. VN30-Index chỉ tăng có 0,14%, tương đương giảm gần 0,7% so với đỉnh. 

Mức giảm ở nhóm VN30 không phải là lớn, chủ yếu tập trung vào MSN, HVG, OGC, QCG, SJS, VNM, HPG, DIG. Số còn lại luẩn quẩn ở giá tham chiếu hầu như suốt thời gian giao dịch. 

Một số biểu hiện chốt lời mạnh ở nhóm cổ phiếu tăng mạnh gần đây đã xuất hiện. cổ phiếu dẫn đầu về giá trị giao dịch tại HSX là KTB với 33,3 tỷ đồng, tiếp đến là LCG, BGM, KSS. Đây là những mã tăng khá nóng, thậm chí là trần liên tục như KSS.

Trên HNX, HBB sụt giảm hết biên độ, rơi xuống giá sàn với lượng dư bán sàn 4,7 triệu cổ. Điều này cũng không bất ngờ lắm khi những thông tin cuối tuần qua làm dấy lên nghi ngờ về tính hiệu quả của việc sáp nhập với SHB. Trước đó thị trường tin rằng đây là kế hoạch sáp nhập tự nguyện, nhưng thông tin bên lề đại hội cổ đông đã cho thấy một thực tế khác, nếu không muốn nói là nước cờ cuối đối với ngân hàng này. 

HBB đạt giá trị khớp lệnh xấp xỉ 79,4 tỷ đồng, trong khi SHB tuy chưa giảm sàn nhưng cũng mất trên 3,5% với áp lực bán mạnh, giá trị khớp đạt gần 22 tỷ đồng. Việc SHB giảm giá đương nhiên kéo theo HBB giảm giá, nhưng đằng sau biến động này còn là mối nghi ngờ, liệu SHB sẽ ảnh hưởng thế nào nếu phải “gánh” cả HBB với núi nợ lớn như vậy.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn của HNX ngoài SHB và HBB đều giao dịch lình xình. ACB giảm gần 1,2%, PVS loanh quanh tham chiếu. Trong khi đó, nhóm PVX, VND, KLS, BVS bị ép giá rất mạnh và may mắn còn được nâng đỡ dưới tham chiếu. Khi nhóm cổ phiếu này không còn động lực, bất chấp hàng trăm mã trần và tăng giá, HNX-Index cũng không nhích thêm được bao nhiêu trong đợt phục hồi ngắn cuối phiên.

Nhóm cổ phiếu lớn của cả hai sàn vẫn chưa thoát khỏi tình trạng bị đè giá của những phiên gần đây, trong khi nhóm cổ phiếu nhỏ có động lực mạnh. Tính đầu cơ ở nhóm vốn hóa nhỏ đang khá căng và một số biểu hiện chốt lời sáng nay cho thấy tình trạng khá mong manh. Thông thường biểu hiện tăng nóng ở nhóm cổ phiếu nhỏ được xem là dòng vốn đầu cơ đang có những vận động cuối của chiến thuật luân chuyển vốn nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

LAN NGỌC


Tháng 4: Gần 40 cổ phiếu tăng giá trên 50%

Ngày đăng : 01/05/2012 - 8:38 PM
 
Đặc biệt, có 3 cổ phiếu tăng trên 100% là VIX, FBT và BMC.

Trong tháng Tư, số mã tăng giá chiếm áp đảo trên cả 2 sàn, tổng cộng có 187 mã tăng giá trên 20%. Trong đó, có 36 mã tăng trên 50%.

Những nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất trong tháng qua là nhóm khoáng sản (KSH, KSS, KSA…), săm lốp (DRC, SRC và CSM), bất động sản (SCR, PVV, DID, HUT)…

Tại HNX, quán quân tăng giá là VIX của Chứng khoán Xuân Thành, tăng 159% từ 5.500 lên 14.200 đồng.

Tính đến 27/4, cổ phiếu này đã có 15 phiên tăng trần liên tục.

Mới đây, ông Nguyễn Đức Thụy – chủ tịch của VIX – đã nâng tỷ lệ sở hữu tại VIX lên trên 51% và dự kiến sẽ tăng tiếp lên trên 80%.

Các mã tăng mạnh khác có CAP (94,8%), SCR (71,6%), UNI (69%), PVV (62,5%), DID, LCS, HUT…

Hầu hết những mã tăng mạnh nhất đều là những cổ phiếu bất động sản.

Trong nhóm khoáng sản tại HNX, tăng mạnh nhất là BKC-KS Bắc Kạn tăng 53%, ALV tăng 37%...

Trong nhóm cổ phiếu lớn, ACB tăng 4,5% lên 25.800 đồng, VCG tăng 16%, PVX tăng 13%, KLS tăng 12%...

Phía giảm giá, những mã giảm mạnh nhất là MHL (-32,4%), SDG (-30%), BXH (-29%)…

Hiện tại, số cổ phiếu dưới mệnh giá tại HNX là 221 mã, trong đó, số mã dưới 5.000 đồng là 66 mã.

Tại HoSE, có 2 cổ phiếu tăng trên 100% là FBT-Faquimex Bến Tre tăng 110% và BMC-KS Bình Đình tăng 106%.

Ngoài BMC, nhiều cổ phiếu khoáng sản khác cũng đã tăng giá phi mã trong tháng vừa qua như KSH (85%), KSS (68%), KSA (67%), KTB (66%)…

Top tăng giá trong tháng có sự góp mặt của cả 3 cổ phiếu ngành săm lốp: SRC tăng 85%, CSM tăng 71% và DRC tăng 68%.

Một số mã tăng mạnh khác là HSG (77%), TTF (70%), SAM, DQC, HDG…

Các cổ phiếu lớn không có nhiều biến động: STB, EIB tăng 6%, VIC tăng 5,2%, VNM tăng 0,5%, BVH giảm 7%, MSN giảm 3,5%...
 
 
Quốc Thắng
Theo TTVN
 
 

Phiên sáng 27/4: Lực bán vẫn mạnh

Ngày đăng : 27/04/2012 - 12:02 PM

 

Dù có được mức tăng khá khi mở cửa phiên giao dịch sáng nay (27/4), nhưng lực bán mạnh sau đó đã khiến thị trường dần đi xuống. 

 

Kết thúc đợt khớp lệnh xác định giá mở cửa, chỉ số VN-Index tăng 3,22 điểm (+0,68%), lên 473,43 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt 77,9 tỷ đồng.

 

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, lực bán bắt đầu mạnh dần khiến đà tăng của thị trường bị hãm lại và dần đi xuống. Các cổ phiếu khoáng sản vẫn nhận được sự hỗ trợ rất tốt từ lực cầu nên duy trì đà tăng trần. Trong đó, cổ phiếu KTB có dấu hiệu tăng cung từ mấy phiên gần đây và hiện mã này có khối lượng giao dịch lớn nhất sàn với gần 1,7 triệu cổ phiếu và đang có chiều hướng tăng lên khi lực cung đang mạnh dần. Cổ phiếu này có thời điểm đã xuống dưới tham chiếu rồi lại được kéo lên mức trần.

 

Các cổ phiếu có thị giá nhỏ, đặc biết là những mã dưới mệnh giá tiếp tục được nhà đầu tư quan tâm.

 

Đến 10h, lực cầu bất ngờ mạnh hơn, giúp thị trường lấy lại đà tăng điểm, trong đó các cổ phiếu trong nhóm VN30 đang dần lấy lại sắc xanh.

 

Trên sàn HNX, màu xanh nhạt tiếp tục được duy trì lúc đầu phiên khi nhóm cổ phiếu nhỏ tiếp tục tăng trần, trong khi đại đa số các cổ phiếu khác chưa có giao dịch, số mã tăng giá cũng đang áp đảo so với số mã giảm. Tuy nhiên, xu hướng của thị trường sẽ có nhiều thay đổi khi có thêm mã được khớp lệnh.

 

Cổ phiếu VIG hôm qua được kéo trần với dư mua lớn hôm nay đã bị bán ra một cách nhanh chóng, đẩy mã này trở lại giá sàn với lượng khớp trên 1,2 triệu cổ phiếu. Trong khi đó, VIX vẫn tiếp tục duy trì mạch tăng trần và hiện có mức giá 14.200 đồng/cổ phiếu.

 

T.Lê

 ĐTCK


Chứng khoán sáng 26/4: Chốt lời nhẹ

Ngày đăng : 26/04/2012 - 1:59 PM

 

Cả hai sàn đã điều chỉnh nhẹ trong buổi sáng do áp lực chốt lời mạnh hơn hôm qua. Khối lượng bán dưới tham chiếu không lớn nhưng do cầu yếu, vẫn đủ sức ép giá xuống khá sâu. 

 

Cho đến sau 10h30, thị trường đã lấy lại sự cân bằng nhưng biểu hiện ở nhóm blue-chip của hai sàn vẫn cho thấy lực mua phải gia tăng nhiều hơn nữa mới giải quyết được khối lượng chặn bán gần tham chiếu. Độ rộng vẫn nghiêng về phía giảm, dù nhóm vốn hóa nhỏ tiếp tục tăng nóng.

 

Giá trị khớp lệnh của HSX đạt xấp xỉ 964 tỷ đồng và HNX đạt 456,3 tỷ đồng. VN-Index tăng nhẹ 0,05% nhưng VN30-Index đang giảm 0,11%. Ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu lớn là rất rõ ràng trong sáng nay bất chấp sự đối trọng ở một số mã lớn nhất. BVH, MSN giảm giá và được hỗ trợ từ 18 mã khác, trong đó có cả MBB, OGC, PNJ, QCG, SSI, STB, HAG, HPG khiến mức tăng của DPM, GMD, PVF, VIC, VNM và VCB chưa đủ khỏe.

 

Trên HNX, ngoài HBB tăng nhẹ, tất cả các mã vốn hóa lớn nhất đều giảm giá. Những cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất như ACB, PVX, SHB, VND, KLS, BVS cũng giảm mạnh.

 

Hoạt động chốt lời mạnh đáng chú ý thực tế chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, khoảng 30 phút từ sau 10h. Có thể hiện tượng lình xình yếu trong thời gian đầu phiên với thanh khoản kém đã khiến một bộ phận nhà đầu tư đánh giá tiêu cực về thị trường. Hôm qua giao dịch tốt nhưng lực cầu đã có tín hiệu yếu đi từ buổi chiều, đồng thời sáng nay yếu đi thực sự. Điều này dẫn đến nhu cầu chốt lời tăng lên, nhất là khi khá nhiều cổ phiếu đang gặp lại đỉnh cao cũ.

 

Lực cầu sáng nay trong trạng thái thụ động rất rõ rệt. Ngoài một nhịp giảm nhanh và khá mạnh lúc 10h, thị trường hầu như không có giao dịch đột biến nào. Thanh khoản tăng chậm và tốc độ khớp cũng rất buồn ngủ. Tuy nhiên lượng tiền vào bắt đáy khá nhiều, chặn mua đủ lớn tạo cảm giác người mua đang gom hàng rất kiên ngẫn.

 

Biến động khác thường xuất hiện ở bộ đôi HBB và SHB. Sau khi có tỉ lệ chuyển đổi là 0,75, thị trường cho rằng HBB đang bị định giá thấp. Tuy nhiên, sáng nay SHB bất ngờ giảm giá khá mạnh, có lúc trên 2% nhưng HBB vẫn tăng giá. Điều này có vẻ ngược logic vì khi ấn định giá chuyển đổi, SHB giảm giá sẽ khiến HBB phải giảm theo. Vấn đề là thị trường có cho rằng mức chênh lệch chuyển đổi trên 20% là vẫn ổn và HBB như vậy vẫn rẻ?

 

Nói chung nhịp điều chỉnh hôm nay diễn ra bình thường và chưa có biểu hiện xấu đi. Phản ứng bán ra khi giá gặp ngưỡng kháng cự chưa nhiều. Đặc biệt trong 30 phút cuối phiên sáng, sức mua đã bắt đầu tăng trở lại và đa số cổ phiếu giảm mạnh trước đó đều cải thiện về giá. Đây có thể là sự khởi động tốt cho phiên buổi chiều.

Lan Ngọc

 Vneconomy


Bán vào ngày T+3 sẽ triển khai từ tháng 6/2012

Ngày đăng : 26/04/2012 - 9:57 AM

 

Dự kiến, vào đầu tháng 6/2012, khi các điều kiện được đáp ứng, UBCK sẽ cho phép áp dụng T+3.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, nếu tất cả các CTCK đều cam kết hoàn tất chuyển tiền cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) trước 4h chiều ngày T+2 và ngân hàng lưu ký đảm bảo vận hành thông suốt, thì cơ quan quản lý chấp thuận việc rút ngắn thời gian thanh tốn, thời gian giao dịch xuống T+3. Dự kiến, vào đầu tháng 6/2012, khi các điều kiện được đáp ứng, UBCK sẽ cho phép áp dụng T+3. 

Trên thực tế, sự đồng thuận của các CTCK chỉ là yếu tố cần thiết ban đầu để triển khai giao dịch T+3. Trao đổi với ĐTCK, từ CTCK lớn đến CTCK nhỏ đều cam kết đáp ứng được yêu cầu về thanh toán của VSD. 

Tuy nhiên, để chính thức đưa T+3 vào vận hành, điều kiện đủ là hệ thống thanh toán bù trừ phải đảm bảo trơn tru, thông suốt, hệ thống hỗ trợ thanh toán đa phương phải đủ mạnh để đảm bảo khả năng thanh khoản trong các trường hợp rủi ro thanh khoản phát sinh. Khác với các CTCK, rủi ro trong thanh toán bù trừ phát sinh tại VSD là rủi ro mang tính hệ thống, không phải rủi ro cá biệt có thể loại trừ và VSD phải đảm bảo quản trị được rủi ro đó. 

Về vấn đề này, lnh đạo VSD cho biết, ý tưởng T+3 xuất phát từ chính VSD, nên khi đưa ra đề xuất này, VSD đ lường hết rủi ro. VSD dự kiến, trong thời gian tới sẽ ban hành văn bản mới hướng dẫn quá trình thanh tốn, đồng thời đề xuất tăng hình thức xử phạt đối với các CTCK vi phạm thanh toán, dự kiến có hiệu lực từ 1/6/2012. 

Theo VSD, vấn đề quản trị rủi ro của hệ thống thanh toán luôn được đặt ra trước tiên khi xem xét việc ứng dụng cơ chế sản phẩm dịch vụ mới. Để đi đến việc xin ý kiến thành viên thực hiện nghiệp vụ rút ngắn thời gian thanh tóan và giao dịch, VSD đã nghiên cứu rất kỹ thông lệ và tập quán tại các thị trường đi trước. 

Thời gian qua, một số CTCK như Tràng An, SME, Hà Thành, Trường Sơn… đã bị VSD cảnh báo do thiếu hụt khả năng thanh toán, thậm chí bị xử phạt vi phạm hành chính. Vì thế, để vận hành hệ thống thanh toán mới, đòi hỏi sự thận trọng về các giải pháp rõ ràng để đảm bảo khả năng thanh toán thông suốt toàn hệ thống. 

Ngoài CTCK, các ngân hàng lưu ký, hiện đang quản lý tiền của nhà đầu tư nước ngoài cũng cần ủng hộ và chuẩn bị cho T+3. Trước đây, một số CTCK có khách hàng nước ngoài tỏ ra lo ngại về việc do chênh lệch múi giờ nên sẽ khó thanh toán sớm 1 ngày so với hiện tại, đồng thời ảnh hưởng đến “lợi ích” của ngân hàng lưu ký khi mất nguồn thu từ khoản cho vay qua đêm. Cơ quan quản lý cho biết, sẽ tham khảo thm ý kiến của cc thnh vin lưu ký trước khi chính thức quyết định triển khai T+3. 

Theo lãnh đạo UBCK, so với việc giảm thời gian giao dịch xuống T+2, thì rút ngắn xuống T+3 đơn giản hơn rất nhiều nên sẽ đưa vào áp dụng trước. “Nếu mọi việc suôn sẻ, bước tiếp theo sẽ là xem xét áp dụng T+2”, một lãnh đạo UBCK kỳ vọng. 

Theo Hải Vân
ĐTCK


 

Tin mới cập nhật