Chủ tịch Bất Động Sản Bình Thiên An và những bài học từ "cuộc chiến mì gói" tại Đông Âu

Ngày đăng : 13/12/2011 - 7:23 PM

Ông Trịnh Thanh Huy - Chủ tịch Bình Thiên An - đã cùng ông Nguyễn Đăng Quang và ông Hồ Hùng Anh gây dựng nên Masan.

                                    

 

Ông Trịnh Thanh Huy - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Bất động sản Bình Thiên An (BTA) đã có những chia sẻ kinh nghiệm ứng xử trên thương trường tại buổi hội thảo gặp mặt nhà cung cấp “Cùng đồng hành, cùng phát triển” tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh.

Theo ông Huy:  “Khi kinh doanh các bên nên chia sẻ thông tin thẳng thắn với nhau. Có khó khăn thì nói khó khăn. Chúng tôi cũng có rất nhiều khó khăn, và chúng tôi chia sẻ cho đối tác của mình. “

BTA có sử dụng vốn vay của ngân hàng cho vay không? BTA có chia sẻ thông tin khó khăn về nguồn thu với ngân hàng không? 

Ông Trịnh Thanh Huy: Cũng như các doanh nghiệp khác, chúng tôi cũng phải sử dụng thêm vốn vay của ngân hàng. Trong kinh doanh chẳng có ai chỉ sử dụng vốn tự có của mình.

Thật sự, chúng tôi cũng có những giây phút khó khăn khi tình hình tài chính không như dự kiến, bán hàng không đúng như kế hoạch.

Đơn cử như việc tăng giá dự án Đảo Kim Cương – tăng giá không chỉ là chiến lược marketing, chúng tôi đã chia sẻ với đối tác ngay từ đầu năm 2007, khi mới thiết kế. Chúng tôi kỳ vọng đến năm 2014, giá bán thấp nhất của dự án Đảo Kim Cương là từ 6.000 -10.000USD/m² so với hiện nay giá bán bình quân của Đảo Kim Cương đạt từ 3.500 – 5.000 USD/m².

Chúng tôi đã hoạch định rất rõ ràng, ai đến sau phải trả giá cao hơn. Nếu bất cứ một dự án bất động sản nào, càng gần hoàn thiện, giá bán càng rẻ, thì cho thấy chủ đầu tư khá nặng nề về tài chính.

Vừa qua, bộ phận bán hàng báo tháng rồi bán được 3 căn (dự án Đảo Kim Cương). Chúng tôi vẫn bán được hàng, nhưng dòng tiền bị ảnh hưởng do việc bán hàng không được như ý muốn. Điều này bắt buộc chúng tôi phải điều chỉnh các khoản đầu tư khác để tập trung hoàn thiện.

Chúng tôi đã có thương thảo trước kế hoạch, chia sẻ khó khăn, thỏa thuận với ngân hàng, mới đi tiếp. Về phía ngân hàng, họ thấy được mình làm đúng, mình chân thành và đúng là tiến độ bán hàng chậm. Chúng tôi không nói rằng: chúng tôi hoành tráng lắm, chúng tôi nhiều tiền, của lắm.

Chúng ta phải chia sẻ thông tin một cách minh bạch để các bên cùng giúp đở nhau. Nếu doanh nghiệp gặp “vấn đề”, ngân hàng cũng sẽ “gặp vấn đề”.

Vậy đối tác của ông có chia sẻ thông tin minh bạch với ông và BTA không?

Ông Trịnh Thanh Huy: Có người hỏi tôi có mạo hiểm quá không khi “mua” CTCP Kỹ thuật Cơ Điện Lạnh PER8. Tôi trả lời rằng: Chính xác! Tuy nhiên, BTA có đầu tư con người.

PER8 có đội ngũ cán bộ chân thành, có người không lĩnh lương 3 tháng vẫn gắn bó với công ty. Nhưng trước đây PER8 làm từ thiện nhiều quá, làm cho một số đối tác mà không thu được tiền, đầu tư vào bất động sản…

Chúng tôi thấy PER8 khó khăn và thế mạnh như vậy, nên quyết định giúp đở và đầu tư vào PER8 – những con người và tập thể PER8. Chúng tôi hỗ trợ và cùng đồng hành.

Hợp tác với nhau để cùng đi lên. Nhưng nói thì dễ nhưng làm hay biến lời nói thành hiện thực là rất khó bởi người ra nói rằng thương trường là chiến trường. Vậy chúng ta phải làm thế nàođể cùng đồng hành, cùng phát triển?

Ông Trịnh Thanh Huy: Để trả lời câu hỏi này, tôi muốn chia sẻ một vài quan điểm và kinh nghiệm trước đây.

Thứ nhất, tôi lớn lên từ sản xuất. Năm 1994, khi tôi 24 tuổi, tôi bắt đầu xây dựng nhà máy đầu tiên, không có chuyên môn. Tôi bắt đầu mua nguyên vật liệu, bán hàng nhiều năm. Đó là tiền thân của Công ty Masan.

Khi đó tôi và anh Quang (Ông Nguyễn Đăng Quang – chủ tịch Masan, PV), sau đó năm 1996 cùng với anh Hùng Anh (Ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch Techcombank, Phó chủ tịch Masan, PV) gây dựng nên Masan.

Chúng tôi có ít kinh nghiệm xương máu của mất mát, chống lãng phí,… Chúng tôi nhìn thấy và mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm đau đớn đó để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, các đối tác.

Ngày trước, chúng tôi – Masan cạnh tranh rất khốc liệt với Công ty Rollton (được thành lập năm 1998 trực thuộc Tập đoàn Future Generation Group– anh Vỹ (Ông Đặng Khắc Vỹ - Thành viên HĐQT VIB) và anh Dũng (VP Bank); và Technocom - anh Vượng  (Ông Phạm Nhật Vượng) – khi đó nắm giữ thị trường mì tôm Ukraina. 

Chúng tôi đánh nhau sát phạt đến mức khủng khiếp về giá. Lúc đầu chúng tôi làm ra 1 gói mỳ giá thành 8cents, bán ra 12cents/gói. Sau đó người Việt Nam kiểm soát được 80% thị trường mì ăn liền ở Liên Xô. Chúng tôi cạnh tranh nhau và giảm giá đến mức 3,8 cents/gói mì với giá thành sản xuất là 4,5cents/gói mì - nhờ cạnh tranh chúng tôi đã tiết kiệm được giá thành sản xuất (cười).

Cuối cùng, chúng tôi ngồi lại với nhau: bây giờ đánh nhau hay là chết? Vì vậy, chúng tôi đã thiết lập những quy tắc ứng xử: không dành giật nhân viên của nhau, cạnh tranh lành mạnh, không liên minh về giá ở mức bao nhiêu? Dưới mức giá thành là bao nhiêu? Đây là những cam kết mang tính thỏa thuận với nhau trên giấy tờ nhưng không có cơ chế để phạt. Sau đó chúng tôi đã bình ổn được.

Chúng tôi – Masan đã thua trận tại thị trường Nga (thắng lợi trên thị trường Ukraina là anh Vượng, trên thị trường Nga là anh Vỹ). Nhưng Masan đã kịp rút về Việt Nam. 

Trên cơ sở cùng nhau phát triển, kinh doanh cạnh tranh lành mạnh. Chúng tôi vẫn tiếp tục hỗ trợ lẫn nhau, thi đua cùng nhau khi về Việt Nam dù mỗi người một lĩnh vực và tôn trọng lẫn nhau. Đây là những điều quan trọng mà tôi rút ra được.

Tới đây, BTA, Coteccons, PER8, Beton 6, Descon… sẽ cùng các đối tác của mình gặp gỡ nhau hàng quý, hàng tháng cùng chia sẻ thông tin minh bạch, từng bước hình thành các quan hệ mật thiết.

 

 

Theo Stox.vn

 

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Vì sao Bill Gates không nên quay lại ghế CEO Microsoft?

Ngày đăng : 13/12/2011 - 12:23 AM

Cuối tuần vừa rồi, nhiều tờ báo đăng tải thông tin tỷ phú Bill Gates, người đồng sáng lập kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Microsoft, có thể quay trở lại giữ ghế Giám đốc điều hành (CEO) của hãng phần mềm này.

Thông tin được một nguồn thân cận tiết lộ với tờ Fortune, sau đó được một loạt báo khác trích dẫn lại.

Theo bình luận của giới phân tích, việc Bill Gates trở lại "ghế nóng" ở Microsoft có thể được ví như Steve Jobs quay trở lại chèo lái Apple thoát bờ vực phá sản và vươn lên thành hãng công nghệ có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới, hay như Howard Schultz cứu hãng cà phê Starbucsk vượt qua cuộc khủng hoảng cách đây vài năm.

 



Thời gian gần đây, đương kim CEO Steve Ballmer của Microsoft nhận được không ít lời chỉ trích của giới phê bình và các nhà đầu tư. Hầu hết sự chỉ trích này đều tập trung vào việc, Ballmer có năng lực lãnh đạo chưa đủ tầm, khiến Microsoft chứng kiến sự suy giảm thị phần và có vẻ đuối sức trước sự cạnh tranh gay gắt của những đối thủ như Apple, Oracle, Google...

Những bài báo đồn đoán về khả năng trở lại của Bill Gates cho rằng, ông sẽ không chịu khoanh tay đứng nhìn Microsoft rơi vào thế phòng thủ trên mặt trận công nghệ. Tuy nhiên, theo tờ eWeek, có nhiều lý do để điều này không xảy ra.

Báo này bình luận, nếu Bill Gates quay lại với ghế CEO, cổ phiếu Microsoft có thể tăng mạnh, nhưng khả năng chỉ là tăng tạm thời.

Hiện tại, tỷ phú này đang có quá nhiều việc phải làm với quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation, quỹ mà hai vợ chồng ông dồn tâm huyết nhằm chống lại bệnh tật và nghèo đói trên toàn thế giới. Hồi tháng 6/2001, Bill Gates đã chia sẻ với tờ Daily Mail của Anh rằng, quỹ từ thiện này mới chính là "công việc của tôi bây giờ".

Ngoài ra, chiến lược của Microsoft đã được hoạch định cho thời gian ít nhất là tới cuối năm sau và hãng hiện đang trong quá trình thực hiện chiến lược này. Sự trở lại của Gates ở ghế điều hành vào lúc này có thể sẽ tạo ra sự xáo trộn đối không cần thiết đối với việc thúc đẩy phát triển hệ điều hành Windows 8 và công nghệ điện toán đám mây.

Vả lại, Microsoft hiện tại không giống như Apple hồi năm 1997. Apple khi đó đang đối mặt với bờ vực sụp đổ, kết quả của một loạt quyết định sai lầm cùng áp lực cạnh tranh quá lớn từ Microsoft.

Microsoft ở thời điểm hiện nay đã tỏ ra thiếu tầm nhìn cũng như không có phản ứng chính xác đối với một số xu hướng công nghệ mới, nhất là sự dịch chuyển của người tiêu dùng và các doanh nghiệp sang hướng di động. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là trong ngắn hạn, Microsoft không thể rơi vào một tình thế bi thảm như Apple cách đây 14 năm. Ngoại trừ một số vấn đề, chẳng hạn như mảng dịch vụ trực tuyến tiếp tục "đốt" vài trăm triệu USD mỗi quý, tình hình tài chính của Microsoft nói chung vẫn rất ổn.

Trong vài quý tới, Microsoft có kế hoạch đầu tư một khoản tiền mặt lớn vào việc tung ra hệ điều hành thế hệ mới Windows 8. Hãng hy vọng, hệ điều hành này sẽ đủ sức hấp dẫn cả những người sử dụng máy tính cá nhân truyền thống lẫn người dùng máy tính bảng. Để thu hút đối tượng khách hàng dùng máy tính bảng, Windows 8 sở hữu một màn hình khởi động với những ô nhỏ nhiều màu sắc kết nối với các ứng dụng, cho phép người dùng điều khiển bằng ngón tay.

Bên cạnh đó, Microsoft đang tiếp tục cải thiện vị trí dẫn đầu của hãng trong lĩnh vực trò chơi trực tuyến với dịch vụ Xbox Live. Những nỗ lực của Microsoft ở mảng điện thoại Windows Phone cũng đang được tăng cường, mối quan hệ đối tác giữa hãng với Nokia hứa hẹn sẽ cho ra những sản phẩm điện thoại thông minh mới. Microsoft còn đang đẩy mạnh đưa công nghệ điện toán đám mây vào các dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Trong bối cảnh Microsoft đang bận rộn như thế, việc Bill Gates trở lại có thể sẽ gây ra nhiều xáo trộn hơn là sa thải Steve Ballmer và thay vào ghế CEO một người khác không phải Bill Gates, chẳng hạn như Chủ tịch phụ trách mảng Windows và Windows Live, Steven Sinofsky. eWeek cho rằng, bất kỳ sự thay đổi quyền lực lớn nào tại Microsoft hiện nay chắc chắn sẽ kéo theo mọi dạng toan tính, chia rẽ nội bộ, thay ê-kíp, nhân viên xin nghỉ việc, dự án bị hủy, tái phân bổ ngân sách...

Để tránh những xáo trộn như thế, những doanh nghiệp khôn ngoan thường lên kế hoạch kỹ từ trước cho việc chuyển giao giao quyền lực. Những công ty gặp khó khăn như Hewlett-Packard thường thay đổi lãnh đạo đột ngột hơn và chấp nhận đương đầu với hậu quả, vì xét về cơ bản, họ không còn lựa chọn nào khác. Hồi năm 1997, Apple cũng gần như không còn gì để mất khi Steve Jobs quay trở lại.

Nhưng Microsoft hiện nay không ở trong một tình thế bi đát như vậy, và việc Bill Gates trở lại rất có thể sẽ tạo ra sự hỗn loạn, giữa lúc Microsoft cần điều hành những kế hoạch lớn của mình một cách trơn tru nhất có thể. Có lẽ Bill Gates nhận thức được điều này, và vì thế, ông có thể sẽ tiếp tục dành thời gian và công sức cho quỹ từ thiện, thay vì ngồi ở ghế CEO của hãng phần mềm lớn nhất thế giới thêm một lần nữa.
 

Theo Kiều Oanh

VnEconomy

 

 


Ông vua đỏ đen của Las Vegas Sands sắp mở sòng bạc ở TPHCM

Ngày đăng : 10/12/2011 - 11:27 PM

Không ai có tốc độ làm giàu nhanh như Sheldon Adelson, ông chủ của tập đoàn Las Vegas Sands, chuyên kinh doanh giải trí và sòng bạc.

Dù sắp bước sang tuổi 80 nhưng ông trùm sòng bạc Sheldon Adelson vẫn tiếp tục thể hiện phong độ kiếm tiền đáng nể của mình. Trong năm 2011, tài sản của ông tăng thêm gần 7 tỉ USD, đạt tổng tài sản là 21,5 tỉ USD. Phần lớn lợi nhuận chủ yếu đến từ châu Á, cụ thể là từ sòng bạc kiêm khách sạn Marina Bay ở Singapore, khu nghỉ dưỡng và sòng bạc ở Macau.

 



Đói nghèo là động lực làm giàu


Sheldon Adelson sinh tháng 8/1933, trong một gia đình người Ukraine sang Mỹ định cư. Ông lớn lên trên các đường phố của trẻ bụi đời ở thành phố Boston (bang Massachusetts). Cha ông lái taxi, còn mẹ đan thuê kiếm sống qua ngày. Vì thế, ngay từ thời trung học, Adelson đã tự kiếm tiền bằng cách đi bán báo và mở một tiệm bánh kẹo nhỏ. Ông bỏ trường đại học, tập tành đi buôn bán, gia nhập quân đội, xuất ngũ đi làm trợ lý cho chủ hãng, sau đó đi bán quảng cáo, rồi làm tư vấn về đầu tư. Ở tuổi 30, Adelson gây dựng được một quỹ đầu tư nhỏ trị giá 5 triệu USD, nhưng bị phá sản ngay sau đó. Song, Adelson không "mất niềm tin", vẫn lạc quan quay lại làm việc.

Khi Adelson 40 tuổi, ông mới nắm được yếu lĩnh quan trọng nhất của kinh doanh, nhưng phải sau đó nhiều năm, ông mới đạt được thành công lớn đầu tiên. Lúc đó, nhận thấy xu hướng phát triển của ngành công nghiệp máy tính cùng nhu cầu giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp với khách hàng, Adelson thành lập công ty Comdex và tìm cách tổ chức hội chợ máy tính để đáp ứng nhu cầu này và thu được bội tiền từ chênh lệch giá cho thuê mặt bằng tổ chức hội chợ.

Vào năm 1988, Adelson đã đưa các kỹ thuật cao vào thế giới đỏ đen khi ông mua lại sòng bạc - khách sạn Sands tại Las Vegas. Ông đã suy nghĩ rằng, nếu chỉ điều hành sòng bạc theo cách thông thường thì quả là tầm thường đối với Sin city (thành phố tội lỗi), nên quyết định biến “thủ đô cờ bạc” thành trung tâm kinh doanh quốc tế, thu hút các doanh nhân giàu có...

Kiếm tiền "khủng"

Sheldon Adelson là người có tầm nhìn xa, trông rộng. Một trong những sự kiện đáng nhớ nhất trong đời nhà tỉ phú khi ông đầu tư hàng tỉ USD vào công trình xây dựng casino - khách sạn The Venetian lớn nhất thế giới tại Macau, Trung Quốc. Đây mới đích thực là nơi thu hút các doanh nhân đến từ khắp nơi trên thế giới.

Năm 1995, Sheldon Adelson cùng các cộng sự quyết định bán Công ty máy tính Comdex cho SoftBank - ngân hàng của Nhật Bản, với giá 862 triệu USD, trong đó cổ phần của Adelson là 500 triệu USD. Năm 1999, ông dùng số tiền thu được từ việc bán Comdex để mở rộng vương quốc casino của mình sang Macau, ông đầu tư 265 triệu USD để xây dựng một Sands Macao rực rỡ dọc bờ biển theo phong cách Las Vegas. Dưới bàn tay của Adelson, nơi đây đã trở thành thiên đường cờ bạc của những tay chơi sành điệu nhất thế giới. Công trình được hoàn công năm 2004, vốn đầu tư ban đầu được thu hồi chỉ trong vòng một năm. Tham vọng của Alderson chưa dừng lại ở đó, năm 2006, ông đã nhận được giấy phép đầu tư casino resort tại vịnh Marina (Singapore), với tổng số vốn đầu tư hơn 3 tỉ USD, được khai trương vào năm 2009.

Mới đây nhất, ngày 7/12 vừa qua, Sheldon Adelson đã trình bày với Bí thư thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải dự án xây dựng một khu phức hợp có quy mô và tính chất tương tự như khu nghỉ dưỡng Marina Bay Sands của Las Vegas Sands tại Singapore, bao gồm khách sạn, nhà hàng, khu triển lãm, hội chợ, khu hội nghị, trung tâm mua sắm, spa, khu thể thao, rạp hát, rạp chiếu bóng, bảo tàng, khu trò chơi, khu thể thao...

Đánh giá về tài sản của mình, Sheldon Adelson từng tự tin: “Tôi phải mất tới 11 năm để kiếm ra 1 tỉ USD đầu tiên, còn hiện tại trong vòng chưa đầy hai tháng tôi có thể bỏ túi 1 tỉ USD. Thế thì đã có thể coi là nhanh chưa nhỉ?”. Tuy nhiên, năm 2009, số tài sản khổng lồ này bỗng chốc bốc hơi và sụt xuống còn gần 4 tỉ USD do khủng hoảng toàn cầu. Đến tháng 2/2010, theo ước tính của Forbes, tài sản của tỉ phú Sheldon đã lại vọt lên mức hơn 9 tỉ USD - bằng GDP của quốc đảo du lịch nổi tiếng Bahamas ở Ấn Độ Dương.

Theo tính toán, nếu vua cờ bạc tái khôi phục được "kỳ tích" trước đây: thu ngót nghét 1 triệu USD lợi nhuận/giờ thì một ngày sẽ bỏ túi gần 23,6 triệu USD. Dự báo, chưa đầy 10 năm nữa, Sheldon Adelson có thể chiếm ngôi vị người giàu nhất hành tinh.

"Thay đổi hiện trạng... sẽ vươn tới thành công"


Khi người ta hỏi Adelson: "Bí mật thành công của ông là gì?". Nhà tỉ phú này trả lời không cần suy nghĩ: “Hãy thay đổi hiện trạng và các anh sẽ vươn tới thành công”.

Theo vua cờ bạc, đó chính là nghệ thuật marketing. Muốn giỏi giang trên thương trường, bất cứ ai cũng phải hiểu và làm chủ được nghệ thuật tiếp thị mình và tiếp thị sản phẩm mình kinh doanh. "Một bí quyết quan trọng khác nữa là tôi sẵn sàng mạo hiểm, đánh cược với số phận, luôn làm những gì người khác chưa làm. Tóm lại là tìm ra cái mới để kinh doanh và đầu tư", ông Adelson nói.

Thế nhưng, có điều mà ít người ngờ rằng, dù quản lý các sòng bạc lớn, nhưng Adelson thú nhận ông rất ít khi chơi trò rulet, bởi đơn giản là không có thời gian!


Theo Tiến Dũng

Đất Việt


Tỷ phú Warren Buffett sẽ đầu tư mạnh trong năm 2012

Ngày đăng : 05/12/2011 - 9:30 AM

Và ông cũng sẽ không rời xa công chúng, ông sẽ phát biểu rất nhiều trước công chúng về quan điểm của mình trong năm bầu cử Tổng thống năm 2012.

1. Tỷ phú Warren Buffett sẽ vẫn điều hành tập đoàn Warren Buffett thêm một năm nữa

Cho đến nay, tỷ phú Warren Buffett đã tuyển nhiều chuyên gia quản lý quỹ đầu tư mới thế nhưng rõ ràng ông vẫn rất thích công việc điều hành và sẽ vẫn làm nó. Nếu sức khỏe của ông bất ngờ đi xuống, có thể ông mới dừng lại.

2. Tỷ phú Buffett có thể thực hiện thêm một vụ thâu tóm lớn trong năm 2012

Ở thời điểm đầu năm 2011, ông phát biểu với các cổ đông rằng ông đang tìm kiếm mục tiêu cho vụ thâu tóm lớn. Ngay cả sau khi đã chi ra tới 20 tỷ USD vào Lubrizol và mua cổ phần lớn tại IBM, tập đoàn Berkshire vẫn còn rất nhiều tiền. Ông đã từng phát biểu với CNBC rằng vẫn còn nhiều công ty Mỹ tốt hiện đang có giá rẻ và hiện với hàng tỷ USD tập đoàn đang còn lại, ông không kiếm được nhiều lợi nhuận.

3. Ông sẽ không sớm rời xa công chúng

Dù đã già hơn, ông không hề ngại xuất hiện trước đám đông. Đặc biệt năm 2012 là năm bầu cử Tổng thống Mỹ, ông chắc chắn sẽ nói nhiều về việc giới siêu giàu cần phải đóng thuế nhiều hơn như thế nào để giúp giảm thâm hụt ngân sách.


Theo Minh Ngọc
TTVN
 


 

Tin mới cập nhật